HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HỒ SƠ XIN VISA MỸ - MỚI NHẤT

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HỒ SƠ XIN VISA MỸ - MỚI NHẤT

Nơi đến

Ngày đi

  • Tiêu đề
  • Số lượng
  • Đơn giá
  • Tổng giá
  • Default Title
  • 0₫
  • 0₫
Tổng tiền

Mỹ là đất nước dẫn đầu thế giới về phát triển kinh tế và được mệnh danh là đất nước đáng sống khi sở hữu những dịch vụ và đời sống tiện nghi bậc nhất. Vì thế số lượng người muốn nhập cư sinh sống tại Mỹ rất lớn nên kéo theo đó chính sách làm visa của nước này cũng khắt khe hơn các nước khác.
Và hiện nay nhu cầu xin visa thăm thân Mỹ, xin visa Mỹ du lịch, du học, công tác,... của khách hàng ngày càng tăng. Thế nhưng không phải khách nào cũng thông thạo các bước xin visa dễ dàng. Và để giúp các bạn “gỡ rối” mọi thắc mắc, Willing travel sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nhé:


Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay người Việt còn gọi đơn giản là Mỹ, là quốc gia mà số lượng kiều bào người Việt định cư đông đảo nhất trên thế giới hiện nay. Với hầu hết những người Việt Nam, 01 lần trong đời đến Mỹ là 01 giấc mơ không phải dễ thực hiện với nhiều rào cản về ngôn ngữ, tài chính và đặc biệt là vấn đề xin thị thực. Thị thực Mỹ cũng được xem là thị thực được xếp vào diện khó xin nhất trên thế giới cùng với Úc, Canada hay châu Âu. Với cách xét duyệt hồ sơ của các viên chức lãnh sự Mỹ, người xin visa sẽ không bao giờ có thể cảm thấy tự tin mình sẽ đạt được thị thực. Cũng vì Mỹ là quốc gia có cách xét duyệt hồ sơ độc đáo nhất trên thế giới, nên dù bạn là ai, làm gì thì cũng không thể biết chắc mình có được cấp thị thực hay không. Thông thường tại Việt Nam, người xin visa đi Mỹ thuộc các diện phổ biến như: du lịch, du học, công tác và định cư. Mỗi loại thị thực sẽ có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ, cũng như thời gian xét duyệt. Do đó, người xin visa cần chuẩn bị thật kỹ hồ sơ 01 cách chính xác, cũng như trả lời các viên chức lãnh sự 01 cách thuyết phục nhất vào ngày phỏng vấn. Dưới đây là chi tiết các loại thị thực diện “Không Định Cư” bao gồm: du lịch, công tác, thăm thân.

Diện công tác
- Mục đích chính đến Mỹ là công tác, gặp gỡ đối tác khách hàng trong thời hạn cho phép lưu trú của visa.
- Cam kết các thông tin được cấp từ phía đối tác Mỹ là chính xác và trung thực
- Các thông tin trao đổi giữa 2 bên về các vấn đề công việc, làm ăn phải rõ ràng, cụ thể
- Đương đơn có các mối quan hệ ràng buộc rõ ràng tại VN được chứng minh qua các văn bản có tính pháp lý được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN xác nhận.
- Đương đơn cam kết sẽ quay trở về VN sau khi kết thúc chuyến đi.

 Đối với người xin visa
- Giấy tờ xác nhận nhân thân rõ ràng, được công chứng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: CMND, Sổ Hộ Khẩu, Giấy Khai Sinh, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy tờ xác minh tài chính, tài sản có giá trị được đương đơn đứng tên: sổ tiết kiệm, giấy tờ nhà đất, xe cộ, hợp đồng cho thuê các tài sản (nếu có)...
- Giấy tờ xác minh công ăn việc làm: giấy DKKD, giấy phép thành lập DN, báo cáo thuế tháng, quyết toán thuế năm, HD mua bán hàng hóa, HD kinh tế, HDLD, bảng lương/sao kê lương, BHYT, BHXH, QD công tác...là những giấy tờ dành cho người đang làm việc.

Đối với đối tác tại Mỹ
- Viết 1 thư mời với đầy đủ các thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, email của người mời, kèm theo thông tin cá nhân người được mời & thời gian mời trong bao lâu, mối quan hệ giữa 2 bên là gì, lý do mời qua Mỹ với mục đích gì, làm gì, ở đâu?
- Các giấy tờ xác minh về: mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên, giấy DKKD, HD mua bán, trao đổi hàng hóa giữa 2 bên (nếu có), hoặc các văn bản thể hiện các dự án sẽ triển khai hợp tác trong tương lai
- Các giấy tờ về nộp thuế, tài chính của DN
- Sau khi tổng hợp các giấy tờ trên từ 2 phía, người xin visa sẽ trực tiếp đến nộp hồ sơ tại LSQ hoặc DSQ Mỹ theo lịch hẹn. Tại buổi nộp hồ sơ, ngoài yếu tố hồ sơ đã được kê khai chi tiết trong tờ khai visa nộp trước cho LSQ/DSQ nắm, cần chuẩn bị tâm lý thật tốt để trả lời các câu hỏi của viên chức lãnh sự 1 cách rành mạch, rõ ràng, trung thực và có sức thuyết phục cao.

Diện du lịch tự túc
- Người xin visa tự chịu trách nhiệm về các kế hoạch của chuyến đi
- Các kế hoạch phải được thiết lập 01 cách rõ ràng và cụ thể
- Đảm bảo khả năng tài chính trong suốt chuyến đi
- Không tham gia bất kỳ hình thức kinh doanh, làm việc hay học tập nào
- Đảm bảo việc trở về Việt Nam theo quy định

 

Trước ngày phỏng vấn:
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết sau đây:

- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh (Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM không yêu cầu nộp CMND)
- Hộ chiếu đã ký ở trang 3 và tháo hết vỏ ngoài. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi Mỹ. Trẻ em phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với bố mẹ. (LSQ tại TPHCM không yêu cầu trẻ em phải có hộ chiếu riêng)
- Tờ xác nhận của đơn xin visa DS-160, có mã vạch. Đơn này được điền và nộp trên mạng tại địa chỉ https://ceac.state.gov/genniv/ (không cần in toàn bộ hồ sơ mà chỉ cần in  giấy xác nhận, nên in bằng máy in laser để đảm bảo mã vạch hoạt động tốt nhất).
- Biên nhận đóng lệ phí xin cấp thị thực không hoàn lại là 160 USD (~ 3.520.000 VNĐ)
- Một ảnh 5 x 5 cm mới chụp trong vòng 6 tháng, trên nền trắng, thấy rõ cả 2 tai. Ảnh phải được dán hoặc dập bằng 2 ghim vào góc dưới bên tay trái của tờ xác nhận đơn DS-160.
- Phiếu xác nhận cuộc hẹn phỏng vấn đã đăng ký trên mạng

Những người sử dụng hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ cần nộp thêm: Bản gốc công hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Nếu nhiều người có chung một công hàm, người nộp hồ sơ đầu tiên phải nộp bản gốc, những người sau mỗi người nộp một bản sao.
Những người xin visa du học và khách trao đổi (visa F, M, và J) nộp thêm: Mẫu đơn I-20 hoặc DS-2019 (đương đơn kí vào cuối trang 1). Nếu đương đơn xin visa du học (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người giám hộ cũng phải kí vào mẫu I-20.
Những người xin visa để làm việc có thời hạn và những người lưu chuyển trong công ty (visa H và L) nộp thêm: Mẫu đơn I-129, Hồ sơ làm việc không định cư, hoặc mẫu I-797, Bản thông báo.

Lưu ý:

Nếu không nộp đầy đủ giấy tờ hoặc nộp không đúng thứ tự, bạn sẽ được yêu cầu rời khỏi hàng, bổ sung hoặc sắp xếp lại hồ sơ và xếp hàng lại từ đầu.
Tất cả những giấy tờ hỗ trợ (chứng minh những mối ràng buộc về công việc, tài chính, gia đình tại Việt Nam như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, xe ô tô, cổ phần, cổ phiếu….) phải để riêng và chỉ nộp khi có yêu cầu.


Vào phỏng vấn
Bạn có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn giờ hẹn nhiều nhất là 20 phút. Toàn bộ cuộc phỏng vấn bao gồm các bước nộp hồ sơ, lấy vân tay, phỏng vấn có thể kéo dài vài giờ đồng hồ. Bạn vui lòng dành trọn một buổi sáng hoặc chiều để tham dự phỏng vấn. Những người được hẹn phỏng vấn sau 11h có thể sẽ ra về lúc 12h và quay lại lúc 13h30 để tiếp tục buổi phỏng vấn. Bạn không được phép mang các thiết bị điện tử (điện thoại di động, radio, máy ghi âm, máy tính, PDA, máy quay phim, máy ảnh, máy casstte,…) vào bên trong Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên để các thiết bị này ở nhà, trong ô tô/xe máy hoặc gửi ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn.
Với Đại sứ quán tại Hà Nội: Bảo vệ sẽ giữ CMND (hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh) cho đến khi bạn rời khỏi tòa nhà. Bạn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn, trong toàn bộ thời gian ở trong Đại sứ quán. Phòng chờ nằm ở tầng 2.
Với Lãnh sự quán tại TPHCM: Trình hộ chiếu và giấy hẹn phỏng vấn. Bảo vệ chỉ giữ lại các thiết bị điện tử (điện thoại di động, laptop, PDA...), các vật dụng bằng kim loại (hộp quẹt, chìa khóa...) và phát cho bạn một thẻ nhựa có đánh số. Bạn sẽ giữ thẻ này cho đến hết buổi phỏng vấn, ra cổng và đổi thẻ để nhận lại các vật dụng cá nhân. Phòng chờ nằm bên tay trái, sau cổng bảo vệ.

Tại phòng chờ
- Đối với Đại sứ quán tại Hà Nội: Lấy số tại máy phát số ở cửa phòng chờ (nhớ lấy 2 liên số cho mỗi hồ sơ). Sau đó xếp hàng nộp đơn ở các cửa sổ nhận đơn theo chỉ dẫn của bảo vệ hoặc nhân viên đại sứ quán (bạn đưa 1 liên số cho nhân viên nhận đơn và giữ liên kia suốt buổi phỏng vấn), rồi ra ghế ngồi chờ gọi số để lấy vân tay 10 ngón. Trong thời gian ngồi chờ, bạn nên lau sạch 10 đầu ngón tay bằng nước rửa tay khô có trong phòng chờ, xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên tivi hoặc treo trên tường. Sau khi lấy dấu vân tay, tiếp tục chờ gọi số để vào phòng phỏng vấn.
- Đối với Lãnh sự quán tại TPHCM: Bạn xếp hàng nộp hồ sơ (hộ chiếu, tờ xác nhận đơn xin visa D-160 có mã vạch, biên nhận đóng lệ phí tại HSBC hoặc tại bưu điện, hình, giấy hẹn đăng ký phỏng vấn).

Lấy kết quả
Viên chức người Mỹ sẽ phỏng vấn bạn bằng tiếng Việt thông qua thông dịch viên và có thể sẽ kiểm tra vân tay 1 ngón bất kỳ. Nếu đơn xin visa được chấp nhận, viên chức người Mỹ sẽ thu lại hộ chiếu và phát cho bạn một giấy biên nhận. Sau đó, bạn cầm biên nhận đến quầy EMS, làm tờ khai địa chỉ nhận lại hộ chiếu cùng visa. Hai ngày sau, EMS sẽ gửi hộ chiếu và visa về địa chỉ bạn yêu cầu. Nếu bị từ chối cấp visa, bạn sẽ được viên chức người Mỹ trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.

Bí kíp đậu visa
Ai cũng nói visa Mỹ là cực kỳ hên xui, tuy nhiên nếu bạn làm theo những điều này thì khả năng đậu cao hơn:

- Trả lời các câu hỏi của đại sứ quán một cách thật lưu loát và logic, bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu tiếng Anh không giỏi thì không nên trả lời tiếng Anh vì dễ bị lúng túng, mất bình tĩnh.
- Những người phỏng vấn đều là người Mỹ nhưng họ biết nói tiếng Việt và nói khá khó nghe. Bạn sẽ được phỏng vấn qua 1 lớp cửa kính dày và họ nói quá micro. Nên bình tĩnh nghe các câu hỏi và trả lời tự tin.
- Nên nhớ rằng các câu trả lời của bạn đều phải logic với nhau, đúng như trong DS-160 đã khai và phải chứng minh được bạn sẽ quay về nước. 
- Bình tĩnh, tự tin, chủ động đưa những giấy tờ chứng minh rằng mình có ràng buộc tại Việt Nam.
- Và sau khi có visa rồi lúc bạn tới Mỹ cũng phải tuân thủ đúng như lời khai là ở bao lâu tại Mỹ, ví dụ phỏng vấn khai ở 1 tháng, mà tới khi nhập cảnh nói ở 2 tháng thì lần sau làm visa lại khả năng rớt của bạn sẽ cao.

Tư vấn chi tiết mời bạn liên hệ với Willing Travel hotline : 0972 842 055 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Instagram Tiktok